Video
Bài viết của Phạm Tín An Ninh ca ngợi Mũ Đỏ Trần Văn Dũng, người cựu lính Pháo Binh Nhảy Dù tại Na Uy, đã trọn tình "huynh đệ chi binh", với những đồng đội thương binh tại quê nhà....
BMH
Washington, D.C
Washington, D.C
Đêm
Văn Nghệ “Vàng Thu Áo Lính”
tại Oslo, Na Uy.
Cứu
Trợ Thương Binh VNCH ở quê nhà
Người
Thương Binh Việt Nam ! Non sông nợ ơn người
Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi hát tên anh
Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi hát tên anh
“Giữa
Quê Người Tôi Hát Tên Anh” là một trong những bài hát mang nhiều ý
nghĩa và gây xúc động trong đêm văn nghệ “Vàng Thu Áo Lính -
Cám Ơn Anh, Thương Binh VNCH” được tổ chức tại Oslo, Thủ đô Vương Quốc Nauy vào tối ngày Thứ Bảy 24.9.2016 vừa qua.
Trời Bắc Âu đang vào thu. Dưới những hàng cây hai bên con đường dẫn tới Hội Trường Holmlia Skole
đã phủ đầy lá vàng, màu của thi ca, của tình yêu, và của cả những
quá khứ tang thương, buồn thảm. Phía trước hội trường một nhóm thanh
niên tuấn tú trong quân phục Nhảy Dù, Biệt Động Quân đứng nghiêm chỉnh
bên chiếc quân xa cũ, dưới những lá quốc kỳ,
đón chào khách, những người từ mọi nơi đến đây mang theo tấm lòng yêu
thương lính và mong được góp phần xoa dịu vết thương của những thương
binh bất hạnh còn phải sống khốn khổ ở quê nhà.
Bên trong hội trường rộng lớn, không còn một ghế trống, sân khấu được trang trí khá đẹp, sống động,
mang
màu sắc lính cùng phảng phất một ít không khí chiến trường thuở trước.
Một thanh niên trong quân phục Quân Cảnh chỉnh tề, đón chào và hướng dẫn
khách mời đến chỗ ngồi.
Bài
quốc ca VNCH và Na-Uy được những thanh niên trong sắc phục Nhảy Dù và
các cô gái trẻ trong đồng phục áo dài vàng, mũ đỏ trang trọng cất lên,
mở đầu cho Đêm
Văn Nghệ Vàng Thu Áo Lính.
Chương
trình văn nghệ kéo dài gần sáu tiếng đồng hồ. Những bài hát được chọn
lọc hát cho lính, xen kẻ các hoạt cảnh về lính, với những hình ảnh và âm
thanh trận
mạc, có hào hùng và có cả thương tích, hy sinh, đưa tâm tư mọi người
trở về một thời chinh chiến cũ, gây thật nhiều cảm xúc.
Ban hợp ca của Hội Phụ Nữ Vương Quốc Nauy cũng đóng góp vài tiết mục đặc sắc, Những phụ nữ trong chiếc áo dài màu vàng
mang hình ảnh lá quốc kỳ Nauy và quốc kỳ VNCH quyện vào nhau, một
đàn chim di xứ, bay đi từ lá cờ vàng đáp xuống nền màu cờ của quê hương
mới. Bài hát “Anh Về Thủ Đô” với hoạt cảnh choàng vòng hoa cho những
chàng trai lính chiến, tạo lại khung cảnh đẹp
đẽ đáng nhớ một thời.
Một ban nhạc từ Đức quốc, một nhóm bạn trẻ từ Đan Mạch sang đóng góp, làm chương trình thêm phong phú, ý nghĩa.
Sau
mỗi tiết mục, người MC lại đọc danh sách của những ân nhân với số tiền
hổ trợ cùng lời cám ơn nồng ấm , kèm theo các cuộc đấu giá mà phẩm vật
chỉ là những
chai rượu và một cây ớt, biểu tượng quê hương, trong chậu kiểng, của
một ân nhân từ xa mang tới. Nhưng rất nhiều cánh tay đã đưa lên, mong
muốn được góp phần.
Ở
Oslo, dường như chưa có một đêm văn nghệ nào mang nhiều ý nghĩa và làm
xúc động lòng người như tối hôm nay. Sau mỗi bài hát, mỗi hoạt cảnh,
cùng với những tràng
vỗ tay, tôi cũng chứng kiến nhiều giọt nước mắt và những khuôn mặt đầy
xót xa, thương cảm. Lòng tôi chùng xuống theo từng lời hát trong bài ca
“Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh”. Bao nhiêu năm đã khóc cho quê hương,
cho đồng đội và cho cả chính mình, những tưởng
không còn nước mắt, nhưng đêm hôm nay, lại thêm một lần, tôi còn khóc
được.
Là
một người lính ở một đơn vị tác chiến liên tuc hơn mười năm, tôi từng
chứng kiến rất nhiều bạn bè, đồng đội đã ngã xuống, đã mất đi một phần
thân thể. Tôi
đã rớt nhiều nước mắt trước cảnh những góa phụ, trẻ thơ thất thần khi
nhận tin chồng, cha tử trận mà không bao giờ thấy xác, xót xa trước cảnh
một người vợ trẻ của một anh trung úy lăn ra bất tỉnh khi đến nhà xác
thấy chồng mình chỉ còn là một cái xác không
đầu.
Cả
một đời lính khốn khổ. Một năm chỉ có vài ngày được gần gũi vợ con. Nay
đây mai đó trong núi rừng, họa hoằn mới có được một bữa cơm nóng, có
khi phải uống
cả nước tiểu của mình, và tính mạng thì phó thác cho hòn tên mũi đạn.
Sau
mùa hè 1972, có dịp về thăm lại trại gia binh ở hậu cứ, tôi đã phái
quay mặt giấu đi những giọt nước mắt và không đủ can đảm để nán lại lâu,
vì chung quanh
tôi dầy những vành tang trắng, của đàn bà và của trẻ thơ. Tôi không
biết tương lai của họ rồi sẽ về đâu với số tiền tử tuất chỉ bằng một
buổi ăn chơi của đám nhà giàu thành phố. Một vài lần ghé thăm đồng đội
bị thương nằm trong các quân y viện, có người mất
tay, cụt chân, có người mù cả đôi mắt. Tôi không dám hình dung đến
tương lai của họ và không biết tìm lời an ủi nào để nói với họ.
Mất
một phần thân thể đã là một thiệt thòi khắc nghiệt nhất trong kiếp con
người, bây giờ họ lại phải trải cuộc đời với xác thân tàn phế đó trong
tay của kẻ cựu
thù. Có lẽ chẳng còn nỗi bất hạnh nào đau đớn hơn. Những chiến hữu,
những ân nhân, những người anh em này của chúng ta chỉ còn biết kéo lê
những ngày vô vọng khốn cùng cho đến khi nhắm mắt.
Trên
khắp nẻo đường đất nước, có biết bao người anh em ấy đang lê lết cái
phần thân thể không đầy đủ, trong vũng lầy đen tối, cơ cực cả thể xác
lẫn tinh thần.
Nếu còn có vợ con thì cũng chỉ bần cùng nheo nhóc. Mỗi lần nhìn thấy
hình ảnh một người tật nguyền nào đó nơi vỉa hè đầu phố, tôi luôn tự hỏi
họ là ai, trong những người bạn chiến đấu năm xưa ?
Bi
kịch lịch sữ đã đẩy họ vào hoàn cảnh đau thương đó. Cay đắng thay,
những hy sinh của họ một thời đã từng được ngợi ca, ngưỡng mộ, được các
cấp chỉ huy (mà
phần lớn đang sống ở hải ngoại) gắn huy chương, bội tinh lên ngực áo
họ. Để rồi cuối cùng có còn lại một chút ý nghĩa nhỏ nhoi nào sau cái
ngày tan đàn rã nghé ? Có còn chăng, chỉ là một chút tình “huynh đệ chi
binh” mà những người lính vẫn hằng nói tự thuở
nào .
Chúng ta - những người một thời từng nằm chung một chiến hào, đứng chúng một chiến tuyến với họ.
Họ
đã phải mất đi một phần thân thể để đem lại vinh quang và cả sự sống còn
cho chúng ta. Xin mỗi người hảy tự hỏi: bao nhiêu năm nay, ta đã làm
được gì cho họ?
Người lính Nhảy Dù Trần Văn Dũng và những người bạn trẻ ở Nauy đã làm được một điều thiết thực và có ý nghĩa khi tổ chức
đêm Văn nghệ Vàng Thu Áo Lính.
Mũ
Đỏ Trần Văn Dũng, người đã sáng lập “Nhóm Cứu Người Thương Binh VNCH
tại Nauy” từ mấy năm nay. Anh đã bỏ rất nhiều công sức và tiền bạc, với
sự đồng tâm góp
sức của gia đình, vận động khắp nơi, gom góp yêu thương của mọi người
gởi về giúp anh em đồng đội cũ, những thương binh bất hạnh ấy.
Anh
Dũng được hầu hết mọi người tán dương ủng hộ, không chỉ vì tấm lòng
đáng quí mà vì cách làm việc rất chu đáo, minh bạch. Tất cả tiền bạc thu
được anh đều
công khai danh sách ân nhân và số tiền đóng góp của từng người. Tại
Việt Nam, anh có những người bạn lính đại diện ở nhiều nơi, tìm các anh
thương binh VNCH, xem xét đánh giá từng trường hợp. Khi mang tiền đến
giúp, đều chụp ảnh của người thương binh với tấm
bảng ghi rõ danh tánh, số tiền nhận được và lời cám ơn dành cho vị ân
nhân ủng hộ. Nhiều vị ân nhân có dịp về Việt Nam, đã ghé đến thăm anh
thương binh từng được mình trợ giúp và kết nối tình thân, tiếp tục giúp
đỡ về sau.
Đêm
Văn Nghệ Vàng Thu Áo Lính được Mũ Đỏ Trần Văn Dũng cùng những người bạn
trẻ, tổ chức đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của bà con đồng hương, đủ
mọi thành phần,
đặc biệt là các thế hệ trẻ. (Mặc
dù cùng thời gian này có hai buổi văn nghệ khác của đám toà đại sứ CS
tổ chức nhằm phá Đêm Vàng Thu Áo Lính, nhưng bọn họ đã thất
bại ê chề.)
Những
hình ảnh về lính, những bản nhạc lính trong hoạt những cảnh lính vừa bi
hùng vừa cảm động, làm sống lại môt cuộc chiến kiêu hùng nhưng bất hạnh
của miền Nam Việt Nam
thuở trước, đã làm cho nhiều người rợi lệ,. Nhiều bạn trẻ tâm sự, qua
chương trình này họ biết nhiều hơn về những người lính oai hùng của
QLVNCH và những chú bác thương binh bất hạnh đang sống lấy lất trong
lòng chế độ của kẻ thù.
Kết
quả tạm thời về số tài chánh đóng góp cho Quỹ Yểm Trợ Thương Phế Binh
VNCH, được Ban Tổ Chức kết toán ngay sau khi kết thúc Đêm Vàng Thu Áo
Lính là:
112.000.- NOK (Nauy kroner).
Xin
được chúc mừng và ngợi ca tấm lòng cùng khả năng tổ chức của Mũ Đỏ Trần
Văn Dũng, người cựu lính Pháo Binh Nhảy
Dù đã trọn tình "huynh đệ chi binh", đã cống hiến công sức, tiền bạc
trong bao nhiêu năm nay, gom góp yêu thương gởi về an ủi những đồng đội
thương binh bất hạnh tại quê nhà.
Xin cám ơn vợ chồng Nam-Phước, phụ tá đắc lực cho anh Dũng,
cùng các bạn trẻ đã góp công sức cho chương trình Vàng Thu Áo Lính, và tất cả bà con đã nhiệt tình tham gia, hổ trợ.
Đây là một việc làm, một nghĩa cử thiết thực và đáng được ngợi ca.
Xin
hãy trả bớt món nợ máu xương mà chúng ta còn mắc nợ họ. Những người
lính bất hạnh mà chúng ta đã cùng chiến đấu , hoặc được sống trong an
bình bằng chính máu xương của
họ.
Phạm Tín An Ninh
25.9.2016